Phương án phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở Nam Định
Phương án phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở Nam Định
Phương án phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp ở Nam Định
Không gian Phát triển các khu công nghiệp của Tỉnh Nam Định trong thời kỳ quy hoạch đảm bảo thống nhất chung với định hướng Quy hoạch Tỉnh. Đảm bảo phù hợp với các định hướng về phát triển khu công nghiệp của cả nước, thống nhất với nội dung phát triển các khu công nghiệp trong Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Nhà nước của Tỉnh về phát triển khu công nghiệp trong thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể như sau:
1. Giữ nguyên các khu công nghiệp đã hình thành gồm 05 khu: KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung, KCN Bảo Minh và Bảo Minh mở rộng, KCN Dệt may Rạng Đông và KCN Mỹ Thuận.
2. Đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có 25 khu công nghiệp nâng tổng diện tích các KCN lên khoảng 2.546 ha, bổ sung 20 khu công nghiệp. Quy hoạch với mục tiêu khai thác tốt tiềm năng, tài nguyên và thế mạnh của từng địa phương, đảm bảo sự phát triển cân đối theo không gian lãnh thổ, giữa thành thị và nông thôn, góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển bền vững.
Trong đó giải pháp về phát triển hệ thống khu công nghiệp trong kỳ quy hoạch như sau:
1. Đối với KCN Bảo Minh, KCN Hòa Xá: Do diện tích lấp đầy đã đạt 100%, định hướng trong giai đoạn tới là duy trì không gian phát triển các ngành, lĩnh vực hiện hữu (KCN Hòa Xá: 293,85ha, KCN Bảo Minh 148,52 ha); Đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng (KCN Hòa Xá: 33,14ha, KCN Bảo Minh 9 ha), dùng quỹ đất để phát triển KCN khác ở vị trí thuận lợi hơn.
2. Đối với KCN Dệt may Rạng Đông: Đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông (519,0 ha) để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào sản xuất kinh doanh. Hình thành chuỗi cung ứng, sản xuất sợi, dệt, nhuộm, phụ kiện và may mặc có công nghệ hiện đại, bảo đảm các tiêu chuẩn môi trường. Định hướng ưu tiên thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp: Dệt nhuộm; sản xuất sợi có nhuộm; sản xuất vải Denim; May mặc; Ngành nghề phụ trợ. Đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng (31 ha), dùng quỹ đất để phát triển KCN khác ở vị trí thuận lợi hơn.
3. Đối với KCN Mỹ Trung: Tháo gỡ vướng mắc về chuyển đổi chủ đầu tư cơ sở hạ tầng, để đầu tư hoàn thiện hạ tầng KCN (diện tích 148,15 ha). Định hướng thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách như: Lắp ráp cơ khí và điện tử; chế biến nông sản thực phẩm; dệt may; các xí nghiệp công nghiệp nhẹ khác ... (hiện không thu hút ngành nghề dệt may, da giầy). Đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng (1,85 ha) , dùng quỹ đất để phát triển KCN khác ở vị trí thuận lợi hơn.
4. Đối với các KCN đã thành lập, đang giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng:
(1). KCN Mỹ Thuận (158,62 ha): Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thiện đầu tư hạ tầng KCN để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư, sản xuất kinh doanh trong KCN. Định hướng thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp có công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách như: Công nghiệp lắp ráp cơ khí, điện, điện tử; Chế biến nông sản thực phẩm; Vật liệu xây dựng; Công nghiệp nhẹ khác: may mặc, sản xuất sản phẩm từ giấy, gia công giầy dép, thiết bị nội thất, sản xuất các sản phẩm từ nhựa. Đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập (41,38 ha), dùng quỹ đất để phát triển KCN khác có điều kiện thuận lợi hơn.
(2). KCN Bảo Minh mở rộng (44,68 ha): Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thiện đầu tư hạ tầng KCN để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào đầu tư, sản xuất kinh doanh trong KCN. Định hướng thu ưu tiên hút đầu tư phát triển các ngành: Công nghiệp công nghệ cao; Cơ khí chế tạo; cơ khí lắp ráp; công nghiệp vật liệu xây dựng cao cấp; công nghiệp hỗ trợ; chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng; dịch vụ kho bãi, logistics; gia công, chế biến gỗ, đồ gỗ xuất khẩu; in bao bì. Đưa ra khỏi quy hoạch phát triển diện tích chưa thành lập (5,32 ha), dùng quỹ đất để phát triển KCN khác có điều kiện thuận lợi hơn.
5. Đối với các KCN đang triển khai thực hiện các thủ tục đầu tư: KCN Trung Thành (200ha) và KCN Hồng Tiến (114 ha). Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thiện các thủ tục đầu tư, để thành lập KCN, thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp.
6. Đối với các KCN mới đề xuất đưa vào quy hoạch phát triển các KCN Tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, sớm thành lập, phát triển các KCN, hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
2.2.3. Phương án phát triển không gian các cụm công nghiệp (CCN):
Với những nghiên cứu và định hướng phát triển, đề xuất phương án quy hoạch CCN đến năm 2030 dựa trên ngành nghề truyền thống của tỉnh như: dệt may - da giày, cơ khí - chế tạo, cơ khí đúc, đóng tàu, sản xuất chế biến đồ gỗ mỹ nghệ, VLXD. Đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh có 70 CCN với tổng diện tích 2.861,27 ha. Trong đó:
a). Giai đoạn 2021 - 2025: Tiếp tục thực hiện định huớng phát triển CCN đã được phê duyệt tại quyết định số 630/QĐ-UBND ngày 04/04/2017 của UBND tỉnh Nam Định; Tuy nhiên, đề xuất thu hồi, đưa một số dự án CCN ra khỏi danh mục phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh với những lý do sau:
(1). Các CCN quy mô nhỏ, không còn khả năng mở rộng quy mô diện tích;
(2). Dự án CCN khó triển khai xây dựng do điều kiện phát triển thực tế, không thu hút được các nhà đầu tư, cũng như các điều kiện khách quan khác ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng dự án;
(3) Dự án CCN có khả năng phát triển với quy mô lớn, thành lập KCN. Như vậy, tổng số CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 được điều chỉnh như sau:
1. Thành phố Nam Định: Duy trì và phát triển 01 CCN An Xá (64ha).
2. Huyện Hải Hậu: 05 cụm công nghiệp gồm: CCN Hải Phương (50ha); CCN Thịnh Long (21ha); CCN Hải Minh (6,6ha); Làng nghề Hải Vân (10,7ha); CCN Hải Đông (50ha).
3. Huyện Ý Yên: 9 cụm công nghiệp gồm: CCN Tống Xá (3,15ha); CCN La Xuyên (6,2ha); CCN TT Lâm (30,9ha); CCN Yên Xá (50ha); CCN Yên Ninh (50ha); CCN Yên Đồng (20ha); CCN Yên Bằng (50ha); CCN Yên Dương (75ha); CCN Yên Phong (30ha).
4. Huyện Xuân Trường: 05 cụm công nghiệp gồm: CCN Xuân Tiến (27,9ha); CCN huyện lỵ Xuân Trường (23,7ha); CCN Xuân Bắc (2,51ha); CCN cơ khí đóng tàu TT. Xuân Trường (14,9ha); CCN Nam Điền (21ha).
5. Huyện Nghĩa Hưng: 04 cụm công nghiệp gồm: CCN Nghĩa Sơn (31ha); CCN Nghĩa Thái (20ha); CCN Nghĩa Lạc (20ha); CCN Nghĩa Phong (20ha).
6. Huyện Vụ Bản: 04 cụm công nghiệp gồm: CCN Quang Trung (6,1ha); CCN Trung Thành (5,6ha); CCN Thanh Côi (50ha); CCN Vĩnh Hào (30ha);
7. Huyện Mỹ Lộc: 1 CCN Mỹ Tân (23,2ha).
8. Huyện Trực Ninh: 03 CCN gồm: CCN TT Cổ Lễ (23,8ha); CCN Trực Hùng (12,86ha); CCN TT. Cát Thành (41ha).
9. Huyện Giao Thủy: 05 cụm công nghiệp gồm: CCN Thịnh Lâm (22ha); CCN Giao Tiến (20ha); CCN Giao Yến 1 (75ha); CCN Hồng Thuận (33ha); CCN Giao Thiện (75ha).
10. Huyện Nam Trực: 04 CCN gồm: CCN Đồng Côi (39,95ha); CCN Vân Chàng (6,7ha); CCN Tân Thịnh (50ha); CCN Nam Thanh 1 (25ha).
b). Giai đoạn 2026 – 2030 (Điều chỉnh, mở rộng 10 CCN có lợi thế, bổ sung thêm 29 CCN):
1. Huyện Hải Hậu: Bổ sung vào quy hoạch CCN Hưng Thanh (50ha); Làng nghề Hải Minh (50ha).
2. Huyện Ý Yên: Mở rộng các cụm công nghiệp: CCN Yên Đồng (50ha); CCN Yên Phong (50ha); Bổ sung vào quy hoạch CCN Nhân Cường (50ha).
3. Huyện Xuân Trường: mở rộng CCN Nam Điền (50ha); Bổ sung vào quy hoạch CCN Xuân Tiến 2 (50ha);CCN Xuân Vinh (50ha).
4. Huyện Nghĩa Hưng: mở rộng CCN Nghĩa Thái (50ha); CCN Nghĩa Lạc (60ha); CCN Nghĩa Phong (55ha); Bổ sung vào quy hoạch CCN Nghĩa Hải (50ha); CCN Phúc Thắng (50ha); CCN Rạng Đông (70ha).
5. Huyện Vụ Bản: mở rộng CCN Vĩnh Hào (50ha); Bổ sung vào quy hoạch CCN Kim Thái (50ha); CCN Đại An (50ha);
6. Huyện Mỹ Lộc: quy hoạch 01 CCN Mỹ Thuận (50ha).
7. Huyện Trực Ninh: Bổ sung vào quy hoạch CCN Thành Đạo (50ha); CCN Trực Đại (50ha); CCN Trực Đạo (50ha); CCN Trung Đông (55ha); CCN Hưng Nội (56ha); CCN Hưng Thành (50ha); CCN Việt Hưng (50ha).
8. Huyện Giao Thủy: Mở rộng CCN Giao Tiến (50ha); CCN Hồng Thuận (50ha); Bổ sung vào quy hoạch CCN Yến Châu (50ha); CCN Giao Nhân (50ha); CCN Giao Thiện 2 (50ha); CCN Nhân Châu (50ha); CCN Giao Xuân (50ha); CCN Giao Hải (50ha); CCN Giao Lạc (50ha).
9. Huyện Nam Trực: Mở rộng CCN Nam Thanh 1 (50ha); Bổ sung vào quy hoạch CCN Đồng Thái (50 ha); CCN Nam Thanh 2 (57 ha); CCN Nam Thái (50ha); CCN Lợi Hải 463 (50ha).
c). Giai đoạn 2031 – 2050:
Định hướng quy hoạch tỉnh Nam Định, giai đoạn 2030 – 2050 không phát triển thêm CCN trong giai đoạn này mà chỉ mở rộng quy mô một số CCN như:
CCN Yên Bằng (75ha), CCN Yên Phong (75ha), CCN Xuân Tiến 2 (75ha), CCN Xuân Vinh (75ha), CCN Nghĩa Hải (70ha), CCN Phúc Thắng (70ha), CCN Rạng Đông (70ha), CCN Đại An (75ha), CCN Kim Thái (69,4ha), CCN Mỹ Thuận (75ha), CCN Thanh Đạo (71ha), CCN Trực Đại (74ha), CCN Trực Đạo (74ha), CCN Hùng Thành (65,5ha), CCN Việt Hùng (72ha), CCN Yến Châu (75ha), CCN Giao Nhân (75ha), CCN Giao Thiện 2 (75ha), CCN Nhân Châu (75ha), CCN Giao Yến 1 (75ha), CCN Hồng Thuận (75ha), CCN Giao Thiện (75ha), CCN Giao Xuân (75ha), CCN Giao Hải (75ha), CCN Giao Lạc (75ha), CCN Đồng Thái (71,6ha).
Nâng tổng diện tích CCN trên địa bàn tỉnh lên 3.468,77 ha.
Với định hướng mạnh mẽ phát triển công nghiệp của tỉnh Nam Định trong thời gian tới và dựa trên những thế mạnh nền tảng kinh nghiệm của IIP VIETNAM trong xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp, hiểu rõ môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, khí hậu thổ nhưỡng...tại Nam Định. IIP VIETNAM tin rằng rất phù hợp để là nơi quý anh chị đối tác lựa chọn là đơn vị giúp anh chị đầu tư vào khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp tại Nam Định.
Được biết trong thời gian gần đây, Nam Định đang nổi lên làm một trong các tỉnh thu hút được nhiều Nhà đầu tư lớn về thuê đất mở nhà máy, ví dụ
+ Tập đoàn Quanta của Đài Loan đã ký thỏa thuận phát triển dự án sản xuất máy tính quy mô lớn tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận
+ Tập đoàn JiaWei đã quyết định đầu tư tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận với tổng số vốn dự kiến khoảng 100 triệu USD trên diện tích đất gần 15 ha với nhóm 3 dự án: đồ gia dụng, máy in phụ trợ và sản xuất thùng giấy phụ trợ.
+ Tập đoàn Xuân Thiện đề xuất dự án tổ hợp gang thép 66.000 tỷ ở huyệ